Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

[Công Giáo] Hành Trình lên núi 2
#1

Người môn đệ trẻ trở về nhà để nghỉ ngơi. Về với gia đình, anh về với những gì yên ấm nhất trong đời anh. Khung cảnh đầu tiên mà anh nhìn thấy là ba anh đang học chữ Bray dành cho người mù bằng đôi tay của ông. Ba anh bị teo dây thần kinh thị giác nên gần như bị mù. Ông bị như vậy chắc cũng được 10 năm rồi. Nhìn ông, anh bỗng chốc nhớ lại một câu chuyện mà đã nhiều lần được nghe kể và đọc sách:
“Ngày xưa có một anh biết mình sắp bị mù nên đi khắp nơi tìm thầy thuốc để chữa, nhưng chữa mãi mà không lành. Rồi anh cũng mù hẳn. Sống trong đêm tối, anh cảm thấy khó chịu và đau khổ, anh xót xa cho phận người của mình. Suốt ngày anh cáu ghắt và khó chịu với gia đình anh. Rồi một ngày kia, giữa thinh lặng và bóng tối, lòng anh cảm thấy lắng đọng và hạnh phúc. Và anh đã cười, một nụ cười mà đã lâu rồi không xuất hiện trên mặt anh. Từ đó trở đi, khuôn mặt anh rạng ngời niềm hạnh phúc.”
Mù, có lẽ không ai muốn mắc phải bởi lẽ “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” và là một phần cơ thể rất quan trọng. Nếu là người môn đệ trẻ, cũng giống như anh mù trong câu truyện, chắc chắn sẽ làm mọi thứ để đôi mắt được sáng. Bởi chỉ mới đau mắt một chút thôi cũng đã khó chịu vậy mà đây là hoàn toàn sống trong đêm tối. Từ ánh sáng bước vào trong đêm tối thật khó chịu và cảm giác bất lực làm cho anh mù này thấy tức giận cuộc đời và số phận. Để rồi không những đôi mắt thể xác của anh mù mà đôi mắt tâm hồn của anh cũng mù theo. Cuộc đời như khép lại hoàn toàn với anh. Và một ngày kia, một chút lắng đọng, một chút quen thuộc bóng tối, anh cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc vì anh chấp nhận rằng “tôi đang mù”, hạnh phúc bởi anh phải nỗ lực hơn để “tôi không vô dụng”. Hạnh phúc là khởi nguồn của nụ cười và anh đã cười.
Nhìn lại ba của mình, người môn đệ trẻ tưởng tượng ra những khó khăn để ba anh tiếp nhận cái mù. Ngày ấy, ông là một người đàn ông trung niên có một vợ và ba đứa con. Hằng ngày ông đạp xe đi ve chai hàng chục cây số, ông có nghề tay trái là sửa xe đạp. Vậy mà bỗng chốc mọi thứ thay đổi, mắt ông mờ dần đi và ông làm mọi nỗ lực có thể nhưng rồi ông vẫn phải chấp nhận rằng ông đã mất đi ánh sáng. Chắc có lẽ lúc đó ông đã rất đau khổ, đau vì mọi gánh nặng sẽ ập lên đầu vợ ông, khổ vì ông trở thành kẻ tàn phế. Những tưởng ông đã mất tất cả nhưng mười năm qua, ông không bao giờ muốn mình là kẻ vô dụng. Hằng ngày, ông vẫn nấu những nồi cơm ngon, vẫn lau nhà, giặt đồ, vẫn sửa chữa đồ đạc cho gia đình, thậm chí là sửa chữa xe đạp của con trai và vợ của ông. Ông không muốn mình chỉ ngồi không để người khác phục vụ mà ông luôn muốn chia sẻ phần nào gắn nặng cho vợ ông.
Người môn đệ trẻ tiến lại gần hơn để nói chuyện với ba anh. Ba anh không khỏi tỏ nét vui mừng vì từ ngày ba anh được một người họ hàng cũng bị mù giới thiệu vào Hội người mù, ba anh đã có thêm rất nhiều thứ, những người đồng cảnh ngộ, những buổi nói chuyện, những ngày đi lãnh quà và giờ đây là học chữ Bray. Có lẽ ở cái tuổi ngoài bốn mươi thì việc học thật khó nhưng ba anh vẫn đang nỗ lực rất nhiều. Sắp tới, ba anh sẽ đi học mát-sa và ông có thể làm ra tiền bằng đôi tay của ông. Có lẽ chưa bao giờ ông thôi hy vọng mình sẽ hữu ích cho gia đình. Ông đã, đang và sẽ làm được qua những cố gắng của ông. Và ông biết không bao giờ mình vô dụng.
Bất chợt người môn đệ trẻ nhớ lại những lần sửa xe đạp cùng ba, khi anh làm sai, ba anh thường nói: “nếu tao sáng mắt tao sẽ làm ngon hơn mày!” và trong thâm tâm anh, anh đã và đang thực hiện ý nghĩa câu nói của ba anh “việc khó nhưng không làm thì bao giờ mới xong”. Người môn đệ trẻ thầm cảm tạ Chúa vì đã ban cho anh một người ba như vậy để luôn mãi trên hành trình đời mình, anh sẽ nỗ lực thật nhiều.

chẳng có gí khiến tôi bất lực cho bằng nhụt chí
chẳng có gì khiến tôi học dốt cho bằng lười biếng
chẳng có gì khiến tôi mền lòng cho bằng ... có gái đẹp đứng trước mặt
:y171::y171::y171:
Trả lời


Chủ đề liên quan...
Chủ đề / Tác giả Trả lời Xem Bài viết cuối

Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách