Đánh giá chủ đề:
  • 1 Vote(s) - Trung bình 5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế biến khí, các bạn đọc tham khảo.
#1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHẾ BIẾN KHÍ
1. Dầu mỏ có nguồn gốc
a. Hữu cơ
b. Vô cơ
c. Vũ trụ
d. Tất cả đều đúng
Câu d
2. Theo thuyết nguồn gốc vô cơ dầu mỏ hình thành từ các chất
a. Al2O3 và CaO
b.Al2O3 và CaC2
c. CaO và CaC2
d. Al4*C3 và CaC2
Câu d
3.Theo nguồn gốc vô cơ ngày càng phai mờ vì:
a.Đã phân tích được trong dầu mỏ có chứa các Porphyrin có nguồn gốc từ động thực vật.
b.Trong vỏ Trái đất, hàm lượng cacbua kim loại là không đáng kể.
c.Các hydrocacbon thường gặp trong các lớp trầm tích, tại đó nhiệt độ ít khi vượt quá 150º - 200 ºC, nên không đủ nhiệt độ cần thiêt cho phản ứng hóa học xảy ra.
d. Tất cả đều đúng.
Câu d
4. Theo nguồn gốc hữu cơ dầu mỏ hình thành từ:
a. Phù du
b. Xác động vật biển, hoặc trên cạn bị các dòng song cuốn trôi ra biển.
c. Vi khuẩn.
d. Hydrat cacbon.
Câu b
5. Tuổi dầu càng cao thì dầu càng:
a. Càng nặng.
b. Càng nhẹ.
c. Càng chua.
d. Càng ngọt.
Câu b
6. Quá trình di chuyển của dầu bị tiếp xúc với oxy không khí, chúng có thể bị oxy hóa dẫn đến:
a. Tạo các hợp chất dị nguyên tố.
b. Làm dầu bị xấu.
c. Làm ngọt dầu.
d. a và b đều đúng.
Câu d




7. Mỏ dầu có độ sâu càng lớn thì:
a. Nhiệt độ càng cao.
b. Áp suất càng cao.
c. Thành phần càng nhẹ.
d. Tất cả đều đúng.
Câu d
8. Tuổi dầu càng cao, độ lún chìm càng sâu, dầu được tạo thành:
a. Càng chứa nhiều H.C với trọng lượng phân tử nhỏ.
b. Số lượng vòng thơm nhiều hơn.
c. Càng chứa nhiều H.C có cấu trúc đơn giản hơn, số lượng vòng thơm ít hơn.
d. a và c đều đúng.
Câu d
9. Tuổi dầu càng cao cũng là các yếu tố thúc đẩy:
a. Quá trình phân hủy xảy ra mạnh hơn.
b. Chứa nhiều H.C có phân tử cao.
c. Quá trình cracking xảy ra mạnh hơn.
d. Chứa ít khí hơn.
Câu c
10. Khi tăng chiều sâu của các giếng khoan thăm dò dầu khí thì:
a. Xác suất tìm thấy khí thường cao hơn.
b. Xác suất tìm thấy các H.C nặng cao hơn.
c. Dầu chứa ít H.C với trọng lượng phân tử thấp.
d. Tất cả đều sai.
Câu a
11. Khí thiên nhiên là:
a. Khí không màu.
b. Khí không mùi.
c. Khí dễ cháy, nổ.
d. Tất cả đều đúng.
Câu d
12. Các giếng khác nhau thì:
a. Thành phần khí cũng khác nhau.
b. Thành phần tạp chất cũng khác nhau.
c. Đều có những tạp chất giống nhau.
d. a và b đúng.
Câu d
13. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là:
a. Metan.
b. Propan.
c. Butan.
d. Pentan.
Câu a


14. Khí thiên nhiên có nhiệt cháy:
a. Thấp.
b. Trung bình.
c. Cao.
d. Tất cả đều đúng.
Câu c

15. Tỷ trọng của khí thiên nhiên đối với không khí dao động trong khoảng:
a. 0,40 – 1,1.
b. 0,45 – 1,1.
c. 0,50 – 1,1.
d. 0,55 – 1,1.
Câu d
16. Thành phần của khí thiên nhiên gồm 2 thành phần chính là:
a. Hydrocacbon và H2S.
b. Hydrocacbon và CO2.
c. Hydrocacbon và S.
d. Hydrocabon và phi hydrocacbon.
Câu d
17. Đối với khí thiên nhiên thành phần H.C chủ yếu là:
a. C1 và C2.
b. C2 và C3.
c. C3 và C4.
d. Tất cả đều đúng.
Câu a
18. Phân loại theo nguồn gốc khí thiên nhiên được phân loại:
a. Khí chua và khí ngọt.
b. Khí giàu và khí nghèo.
c. Khí đồng hành và khí không đồng hành.
d. Khí béo và khí gầy.
Câu c
19. Khí không đồng hành là khí được khai thác từ:
a. Giếng khí.
b. Giếng khí – Condensate.
c. Giếng dầu.
d. a và b đúng.
Câu d
20. Đặc điểm của khí không đồng hành:
a. Hàm lượng khí metan thấp.
b. Hàm lượng C3+ cao.
c. Có tỷ khối so với không khí ≥ 1.
d. Tất cả đều đúng.
Câu d



21. Đặc điểm của khí đồng hành:
a. Hàm lượng khí metan thấp.
b. Hàm lượng C3+ cao.
c. Có tỷ khối so với không khí ≥ 1.
d. Tất cả đều đúng.
Câu c

22. Khí khô là khí:
a. Có thành phần C3+ ≥ 400g/m3.
b. Có thành phần C3+ ≥ 50g/m3.
c. Có thành phần C3+ ≤ 50g/m3.
d. Có thành phần C3+ ≤ 400g/m3.
Câu c
23. Khí ướt là khí:
a. Có thành phần C3+ ≥ 50g/m3.
b. Có thành phần C3+ ≥ 400g/m3.
c. Có thành phần C3+ ≤ 50g/m3.
d. Có thành phần C3+ ≤ 400g/m3.
Câu b
24. Khí khô còn gọi là khí:
a. Khí ngọt.
b. Khí chua.
c. Khí giàu.
d. Khí nghèo.
Câu d
25. Khí ướt còn gọi là khí:
a. Khí ngọt.
b. Khí chua.
c. Khí giàu.
d. Khí nghèo.
Câu c
26. Khí không đồng hành thường là:
a. Khí giàu.
b. Khí ngọt.
c. Khí chua.
d. Khí nghèo.
Câu d
27. Khí đồng hành thường là:
a. Khí giàu.
b. Khí ngọt.
c. Khí chua.
d. Khí nghèo.
Câu a


28. NGL là:
a. Chất lỏng lấy từ khí thiên nhiên.
b. Khí thiên nhiên hóa lỏng.
c. Khí dầu mỏ hóa lỏng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu a
29. LNG là:
a. Chất lỏng lấy từ khí thiên nhiên.
b. Khí thiên nhiên hóa lỏng.
c. Khí dầu mỏ hóa lỏng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu b

30. LPG là:
a. Chất lỏng lấy từ khí thiên nhiên.
b. Khí thiên nhiên hóa lỏng.
c. Khí dầu mỏ hóa lỏng.
d. Tất cả đều đúng.
Câu c
31. Khí dầu mỏ hóa lỏng còn gọi là:
a. NGL.
b. LNG.
c. LPG.
d. Tất cả đều sai.
Câu c
32. Khí thiên nhiên hóa lỏng gọi là:
a. NGL.
b. LNG.
c. LPG.
d. Tất cả đều sai.
Câu b
33. Chất lỏng lấy từ khí thiên nhiên gọi là:
a. NGL.
b. LNG.
c. LPG.
d. Tất cả đều sai.
Câu a
34. Nhiệt trị tổng:
a. Là tổng lượng nhiệt được giải phóng khi đốt cháy khí một đơn vị thể tích hay một đơn vị khối lượng ở diều kiện tiêu chuẩn.
b. Là tổng lượng nhiệt sinh ra trong quá trình đốt cháy khí với lượng không khí lý thuyết, trong đó nước sinh ra được làm lạnh và ngưng tụ thành lỏng ở điều kiện chuẩn.
c. Là tổng lượng nhiệt sinh ra trong quá trình đốt cháy khí trong đó nước sinh ra vẫn tồn tại ở trạng thái hơi.
d. Tất cả đều đúng.
Câu b
35. Nhiệt trị thực:
a. Là tổng lượng nhiệt được giải phóng khi đốt cháy khí một đơn vị thể tích hay một đơn vị khối lượng ở diều kiện tiêu chuẩn.
b. Là tổng lượng nhiệt sinh ra trong quá trình đốt cháy khí với lượng không khí lý thuyết, trong đó nước sinh ra được làm lạnh và ngưng tụ thành lỏng ở điều kiện chuẩn.
c. Là tổng lượng nhiệt sinh ra trong quá trình đốt cháy khí trong đó nước sinh ra vẫn tồn tại ở trạng thái hơi.
d. Tất cả đều đúng.
Câu c

36. Trong các nước sau, nước nào không thuộc OPEC:
a. Arabia Saudi.
b. Iran.
c. Qatar.
d. Ấn Độ.
Câu d
37. Trong các nước sau, nước nào thuộc khối OPEC:
a. Iran.
b. Mỹ.
c. Nga.
d. Trung Quốc.
Câu a
38. Trong các nước thuộc OPEC, nước nào có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới:
a. Iran.
b. Qatar.
c. Kuwait.
d. Arabia Saudi.
Câu d
39. Trong các nước sau, nước nào tiêu thụ sản phẩm dầu khí lớn nhất thế giới:
a. Nga.
b. Trung Quốc.
c. Mỹ.
d. Ấn Độ.
Câu c
40. Các nước không thuộc OPEC, nước nào có trữ lượng dầu khí lớn nhất thé giới:
a. Mỹ.
b. Trung Quốc.
c. Ấn Độ.
d. Nga.
Câu d
41. Mỏ dầu Bạch Hổ thuộc mỏ nào sau đây:
a. Nam Côn Sơn.
b. Bể Cửu Long.
c. Bể Phú Khánh.
d. Mỏ Đại Hùng.
Câu b
42. Mỏ dầu Đại Hùng thuộc mỏ nào sau đây:
a. Nam Côn Sơn.
b. Bể Cửu Long.
c. Bể Phú Khánh.
d. Mỏ Đại Hùng.
Câu a
43. Mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ thuộc bể nào:
a. Bể Nam Côn Sơn.
b. Bể Phú Khánh.
c. Bể Cửu Long.
d. Bể Đại Hùng.
Câu a
44. Ở Việt Nam mỏ dầu nào có trữ lượng lớn nhất hiện nay:
a. Đại Hùng.
b. Mỏ Rồng.
c. Mỏ Bạch Hổ
d. Hồng Ngọc.
Câu c
45. Ảnh hưởng của nước đối với quá trình chế biến khí là:
a. Tạo Hydrat.
b. Đóng rắn gây tắt nghẽn đường ống.
c. Ăn mòn khi có mặt CO2 và H2S.
d. Tất cả đều đúng.
Câu d
46. Mục đích của phương pháp sử dụng chất ức chế là:
a. Làm giảm áp suất hơi nước và làm giảm nhiệt độ tạo thành hydrat.
b. Làm tăng áp suất hơi nước và làm tăng nhiệt độ tạo thành hydrat.
c. Làm giảm áp suất hơi nước và làm tăng nhiệt độ tạo thành hydrat.
d. Làm tăng áp suất hơi nước và làm giảm nhiệt độ tạo thành hydrat.
Câu a
47. Chất ức ché thường sử dụng là:
a. Metanol.
b. Glycol.
c. Butanol.
d. a và b đúng.
Câu d
48. Nhược điểm của chất ức chế methanol là:
a. Áp suất hơi bão hòa cao.
b. Khả năng thu hồi thấp.
c. Giá thành thấp.
d. a và b đều đúng.
Câu d

--->Hãy nói yêu
NHƯNG: Đừng có "ngu" mà nói yêu mãi mãi!!
Trả lời
#2

Chào các bạn :3[1]:, mình là thành viên mới đănh kí diễn đàn, mình đang học khoa hóa ĐHKHTN, hiện tại mình đang cần các câu hỏi trắc nghiệm về hóa dầu (sắp thi giữa kì đó mà) vậy bạn nào có thì chia sẻ cho mình với, chúc các bạn khỏe, cảm ơn các bạn nhiều.
Trả lời
#3

Xin lỗi, bạn có thể giải thích rõ " liên hệ cao hơn trong môn Công Nghệ Chế Biến Khí " là sao không, thanks
Trả lời
#4

hay qua.! mình đang học môn chế biến khí...ngân hàng câu hỏi hay quá...bạn còn câu hỏi nữa không...cho mình xin với...mail của mình lethanh171@yahoo.com ....cám ơn bạn rất nhiều.
Trả lời
#5

ban con cau hoi post len nua de,hay qua
Trả lời
#6

Cam on da post bai hay len dien dan cua chung ta
Hay cung chung tay xay dap dien dan giau manh
Cam on tat ca.
Chuc 1 tuan lam viec vui ve.
Trả lời
#7

Môn này cô Phương Phong còn dạy không nhỉ?
Trả lời


Chủ đề liên quan...
Chủ đề / Tác giả Trả lời Xem Bài viết cuối

Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách