Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Urani
#1

Năm 1789, nhà hóa học người Đức Claprot (M.Klaproth) phát hiện ra một nguyên tố mới và để nhớ hành tinh Thiên Vương (Uranus) vừa được nhà thiên văn học người Anh Hơcsen (Herchel) tìm ra năm 1781.
Ông đã đặt tên cho nguyên tố mới là Urani. Nhưng thật ra thì ông đã nhầm vì ông mới điều chế được Uranidioxyt (UO2) chứ chưa phải kim loại Urani. Mãi tới năm 1842, nhà hóa học Pháp Peligo ( E.Peligo) mới thực hiện điều chế ra bột kim loại màu đen của Urani khi dùng kim loại kali để khử muối Cloura khan của Urani đã được đun nóng.

Urani là nguyên tố nằm ở ô 92 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có bề ngoài màu trắng bạc, tỷ trọng 18,5-19, xấp xỉ như vàng, bằng 80% của chì; tương đối mềm, dễ dàng tiến hành gia công cơ khí; trong không khí có thể bị oxy hóa chầm chậm chuyển thành màu đen. Điều khác biệt với các kim loại khác là có tính phóng xạ - có thể tự động phóng ra những tia xạ mắt thường không thể nhận ra, cho nên nó là kim loại hiếm có tính chất phóng xạ. Tính phóng xạ do Becoren (H.Bequerel) tìm ra khi nghiên cứu hiện tượng phát lân quang của hợp chất Urani. Urani thiên nhiên là do mấy loại đồng vị phóng xạ của Urani hợp thành như: 238U, 235U, 234U,…

Một thời gian dài sau khi được phát hiện, Urani chưa được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Lịch sử khảo cổ cho biết, thời cổ La Mã hợp chất urani đã được dùng trong chế tạo thủy tinh màu. Ngoài ra, không có thêm một ứng dụng nào từ Urani nữa!

Tới thế kỉ XIX, người ta bắt đầu nghiên cứu những tính chất và ứng dụng của Urani, xác định nó là chất nhuộm màu vàng rất đẹp cho thủy tinh và sành sứ.
[B]Năm 1896, sau khi Becoren phát hiện ra tính phóng xạ của Urani[/B], rồi vào năm 1903, Marie Curi và chồng là Pierre Curi phát hiện ra Radi có tính phóng xạ còn mạnh hơn mấy trăm vạn lần của Urani. Điều này làm người ta hứng thú nghiên cứu tính phóng xạ của Urani, và theo đó phương hướng sản xuất các muối Urani ở các nhà máy đã chuyển sang sản xuất Urani và Radi cũng cùng chứa trong khoáng Urani; muối Urani chỉ được xem là sản phảm phụ. Vấn đề ở chỗ trong khoáng Urani, hàm lượng Radi chỉ không quá 1 phần 100 vạn. Phải dùng tới 800 tấn nước, 400 tấn khoáng vật, cùng hàng ngàn tấn hóa chất mới có thể tách ra được …1 gam hợp chất Radi! Vì vậy, nghiên cứu sử dụng Urani đã được chú ý hơn.

Trải qua 37 năm, tới năm 1939, loài người đã có phát hiện trọng đại trong lịch sử khoa học: [B]các nhà khoa học Đức Hari (O.Hahn) và Stratman (F.Strassmann) đã tìm ra sự phân hạch của Urani dưới tác dụng của những nơtron chậm.[/B]Một năm sau, các nhà vật lý Xô viết G.N. Flerop và K.A.Petrogiacdã chứng minh rằng hạt nhân của Urani có thể tự phân chia. Những phát minh đó đã mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục năng lượng nguyên tử. Dùng phương pháp nhân tạo, oanh kích hạt nhân nguyên tử Urani sẽ xảy ra phản ứng phân rã liên tục mà phóng ra năng lượng cực lớn. Năng lượng đó gọi là năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng nguyên tử. Từ năm 1942 việc sản xuất Urani tăng mạnh đặc biệt trong 20 – 30 năm gần đây...
Năng lượng phóng ra từ phản ứng dây chuyền của sự phân rã hạt nhân nguyên tử so với năng lượng phóng ra từ các phản ứng hóa học thông thường thì gấp hàng trăm vạn lần. [B]Một gam hạt nhân Urani khi phát sinh phân hạch có thể tạo ra năng lượng 20000 kWh[/B]; 50 gam hạt nhân Urani khi phân hạch tỏa ra năng lượng tương đương với nhiệt năng sản ra khi đốt cháy hơn 10 000 kilogam than đá! Năng lượng hạt nhân của 1kg Urani là đủ để máy bay bay với tốc độ 1300 Km/giờ, bay được 10 000 kilomet, tức là bay quanh Trái Đất được 2,5 vòng!
Trong điều kiện thích hợp tốc độ phản ứng phân rã hạt nhân là cực kì nhanh. Nếu để phát triển tự nhiên, không có khống chế, chỉ trong vòng thời gian từ 1/100 000 đến 1/1 000 000 của giây là một mảnh urani có thể phân rã hết, tạo nên vụ nổ cực lớn – vụ nổ hạt nhân. Urani là “thuốc nổ” của bom nguyên tử, trong bom nguyên tử Urani được chia thành hai mảnh nhỏ hình bán cầu, đặt cách nhau một chút, lúc bình thường thì không có phản ứng gì. Khi cần cho bom nổ, dùng thuốc nổ thông thường dẫn lửa, làm cho mảnh Urani gồm hai mảnh bán cầu nhanh chóng khớp chặt vào nhau làm một, số nơtron đột ngột tăng lên, lập tức sản sinh phản ứng dây chuyền, chỉ trong vòng thời gian cực kì ngắn, quả bom nguyên tử sẽ tạo ra vụ nổ cực lớn giải phóng ra năng lượng khủng khiếp, nhiệt độ cao tới vài triệu độ và áp lực tới vài tỷ atôtphe. Nếu 1kg Urani phát sinh phản ứng phân rã, phóng ra 79,4 ngàn tỷ nhiệt luợng tương đương với sức tàn phá của 18 000 tấn thuốc nổ cực mạnh TNT!
Lợi dụng tính chất năng lượng hạt nhân, chính quyền Hoa Kỳ chế tạo ra 3 quả bom nguyên tử, trong đó 2 quả đã ném xuống hai hòn đảo Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, giết chết hàng trăm ngàn người dân… Nhưng vụ nổ hạt nhân có thể dùng để kiến thiết, như thuốc nổ thông thường dùng trong khai thác hầm mỏ, xây dựng đê điều, đường xá… 1 kg thuốc nổ hạt nhân có thể trong tích tắc, năng lượng sản sinh ra tương đương với sức lực của 25000 lao động trong vòng một năm.
Trả lời


Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 2 Khách