Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Tổng quan về hội chứng Eosinophilia và những điều cần biết
#1

Tăng bạch cầu ái toan (eosinophil) là tình trạng các tế bào bạch cầu ái toan trong máu, trong mô hoặc một số tạng tăng lên một cách bất bình thường. Tình trạng này cũng có thể là quá trình hình thành bạch cầu ái toan bị rối loạn, hoặc là tích tụ bất thường hay thiếu hụt một loại bạch cầu nào đó. Hội chứng Eosinophilia là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu thông tin ngay dưới đây.
THÔNG TIN Y HỌC VỀ BẠCH CẦU ƯA ACID (BẠCH CẦU ÁI TOAN)Thế nào là bạch cầu ưa acid?Eosinophil (hay Bạch cầu ưa acid, Bạch cầu ái toan) là bạch cầu hạt có nguồn gốc từ cùng một tế bào gốc như bạch cầu mô nô, đại thực bào, bạch cầu trung tính và bạch càu ưa basơ. Bạch cầu ưa acid là những tế bào trú ngụ trong các mô và nhiều nhất là ở mô niêm như niêm mạc của đường hô hấp và tiêu hóa.
Bạch cầu ái toan là một trong các thành phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể người. Bạch cầu ưa acid  vai trò cụ thể như sau:
+ Phòng chống nhiễm ký sinh trùng.
+ Phòng chống vi khuẩn nội bào.
+ Điều chỉnh phản ứng quá mẫn tức thời.
[Image: hoi-chung-eosinophilia-la-gi-co-nguy-hiem-khong.jpg]
Bạch cầu ưa acid đặc biệt quan trọng trong phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, cùng là dạng thực bào, nhưng bạch cầu ưa acid ít hiệu quả hơn bạch cầu trung tính trong việc chống lại và tiêu diệt các vi khuẩn nội bào xâm nhập cơ thể.
Bach càu ưa acid có thể điều chỉnh phản ứng quá mẫn bằng cách làm giảm hoặc bất hoạt các chất trung gian được phóng thích từ các dưỡng bào, như histamine, leukotrienes (có thể gây co mạch và co thắt phế quản), lysophospholipids và heparin.
Hiện nay, chứng tăng bạch cầu ưa acid kéo dài có thể gây tổn thương mô. Tuy nhiên, cơ chế tổn thương chưa được vẫn đang nghiên cứu, chưa có báo cáo đầy đủ.
 Phân loại lượng bạch cầu ưa acidSố lượng có thể biến đổi, nhưng nhìn chung> 500 / μL là tăng. Phân nhóm tăng bạch cầu ưa acid ngoại vi
+ Mức Nhẹ: 500 đến 1500 / μL
+ Mức Trung bình: 1500 đến 5000 / μL
+ Mức Trầm trọng:> 5000 / μL
Số lượng bạch cầu cũng biến thiên tỷ lệ nghịch với nồng độ cortisol huyết tương: do vây sẽ đạt đỉnh vào đêm và giảm dần đến sáng.
 TÌM HIỂU HỘI CHỨNG EOSINOPHIL (HAY HES) Nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toanTăng bạch cầu ái toan là một biểu hiện của vấn đề về huyết học cần được tìm hiểu và chẩn đoán. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng bạch cầu ái toan:
Do dị ứng
+ Viêm mũi dị ứng, dị ứng cơ địa, hen phế quản.
Do các rối loạn ở bệnh da
+ Bệnh Pemphigus, dạng nốt như Pemphigus, viêm nút động mạch (Polyarteritis Nodosa).
Do nhiễm trùng ký sinh trùng gây bệnh nhiệt đới
+ Có thể kể đến như: giun xoắn (Trichinosis), nấm Aspergillus, bệnh Hydatidosis, giun mạch Angiostrongylus, giun đũa A.lumbricoides, giun Capillaria spp, sán lá phổi (Paragonimiasis), ấu trùng sán lợn (Cysticercosis), sán dải Echinococcus, sán lá gan lớn (Fascioliasis), giun chỉ (Filariasis), giun đầu gai (Gnathostomiasis), sán máng (Schistosomiasis), giun lươn (Strongyloidiasis), giun đũa chó (Toxocara canis), giun tóc Trichuris trichiura.
Do nhiễm vi khuẩn
+ Sốt hồng ban (Scarlet Fever), bệnh phong (Leprosy).
Do bệnh về mạch máu hoặc liên quan đến sợi collagen
+ Các dạng viêm như viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthritis), viêm quanh động mạch (Periarteritis), lupus ban đỏ hệ thống (SLE - Systemic Lupus Erythematosus), hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan (EMS - Eosinophilia-Myalgia Syndrome).
Do sử dụng thuốc hoặc xạ trị
+ Ảnh hưởng bởi liệu pháp tia xạ, thuốc Aspirin, Chlorpropamide, Erythromycin, Imipramine, Methotrexate, Nitrofurantoin, Procarbazine, Sulfonamides.
[Image: hoi-chung-eosinophilia-la-gi-co-nguy-hiem-khong_2.jpg]
Do rối loạn tăng sinh tủy và các bệnh ác tính khác
+ Bệnh tăng bạch cầu tủy bào mạn tính (CML), u lympho Hodgkin, u lympho Non-Hodgkin, bệnh đa hồng cầu, xơ hóa tủy xương (Myelofibrosis).
Do các nguyên nhân khác
+ Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (EG - Eosinophilic Gastroenteritis), bệnh Sarcoidosis, bệnh Addison, hội chứng Loeffler.
 Tăng bạch cầu ái toan có nguy hiểm không?Khi bệnh nhân xét nghiệm cho kết quả:  bạch cầu ưa acid máu ngoại vi > 1500/μ, kéo dài liên tục từ 6 tháng trở lên. Đây là cơ sở khẳng định bệnh bị mắc hội chứng Eosinophil (hay HES).
Eosinophil là bạch cầu tuy không đóng vai trò chủ yếu trong việc chống các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Tuy nhiên nếu lượng bạch cầu này tăng cao, có gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể, cơ sẽ trở nên mệt mỏi, mất sức, thường xuyên buồn ngủ.
Bên cạnh đó, khi loại bạch cầu này tăng lên cũng ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng điều hòa miễn dịch của cơ thể. Khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý như phản ứng viêm, dị ứng, ung thư và nhiễm ký sinh trùng.
Thông tin bài viết lí giải vì sao bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn lại thường cảm thấy cơ mất sức, lười vận động.
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng, luôn sẵn sàng giải đáp cùng người bệnh.


Chủ đề liên quan...
Chủ đề / Tác giả Trả lời Xem Bài viết cuối

Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 1 Khách