Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Những trái tim bên lề...
#1

Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học, một số teen nhanh chóng thích nghi, nhưng cũng có những bạn cảm thấy lạ lẫm và trở thành người sống bên ngoài giảng đường.


Đầu tiên là những trường hợp các bạn sinh viên tự tách mình ra khỏi tập thể và từ chối tiếp xúc với mọi người. H. Oanh (năm 3, trường CĐ NTT) là một trường hợp tiêu biểu. Cô nàng đến giảng đường và chọn một góc khuất để ngồi, chuông tan học vừa reng là đã thấy Oanh ra tới cổng. Các hoạt động đoàn thể, phong trào hay những buổi cắm trại, đi chơi của lớp hay khoa cũng chẳng bao giờ thấy mặt. Lúc đầu thì mọi người còn hào hứng rủ rê, nài nỉ, nhưng sau vài lần thì ai cũng nản. M. Thư, bạn cùng lớp nhún vai kể: “Mấy lần đầu tụi tớ rủ, bạn ấy kêu bận này bận kia. Nhưng thấy lần nào cũng có lý do để từ chối, sau này chẳng ai muốn rủ đi đâu nữa!”. Đặc biệt là khi làm bài tập nhóm hay thảo luận tập thể, lúc đó phải đi thực tế bắt buộc để tìm tài liệu thì mới thấy mặt Oanh, “Nhưng vừa xong, cả hội đang bàn ghé đâu uống nước thì đúng y như là Oanh sẽ từ chối với hàng núi lý do có sẵn!” - N. Sương nói. Lầm lũi đi về một mình, cuộc sống sinh viện của Oanh đã tự gói gọn trong đoạn đường từ trường về nhà và ngược lại.


Đôi khi, sự tách biệt ấy xuất phát từ nhưng mặc cảm về xuất thân hay tự ti về học lực. N. Sen (ĐH GTVT) quê ở Nghệ An, lên thành phố trọ và học chung với một lớp toàn những bạn khá giả. Sau vài lần nói chuyện mà các bạn phải hỏi đi hỏi lại vì giọng nói đặc trưng vùng miền, Sen dần cảm thấy tự ti và ít giao tiếp dần
“Ai nói chuyện với mình cũng phải chăm chú và hỏi tới hỏi lui mặc dù mình đã cố gắng nói chậm cho các bạn hiểu. Vài lần mình đâm ngại nói luôn!” - Sen tâm sự buồn bã. “Lại thêm cái tên nghe có vẻ quê quê. Có lần một bạn nói tên mình…ngộ ha, có thể chỉ là một nhận xét vô tình, nhưng điều đó làm mình lúng túng lắm.”
Đi ra từ đồng lầy mái rạ cất bước vào đời rộng thênh thang. Vậy thì, bạn còn bao món nợ quê hương xứ sở, hà cớ gì mà lại mặc cảm vể nơi có ông bà cha mẹ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn và gìn giữ tuổi thơ mình, phải không bạn?


Nhưng đôi khi, sự tự tin thái quá cũng là một rào cản vô hình của những tình bạn sinh viên. H. Nga (SV ĐH KT) từ ngày mới vào đại học đã nổi tiếng là một “đại gia”. Đi học bằng chiếc Shi đen bóng, áo quần hàng hiệu, laptop thuộc loại “khủng”, lại thêm vẻ ngoài xinh xắn nên đi đâu Nga cũng trở thành tâm điểm của sự chú ý và những cái đuôi theo đuổi. Thế là sinh ra thói tự kiêu, cảm thấy không ai xứng đáng để chơi cùng, Nga tự loại mình ra bên lề tập thể. “Nga xinh lắm. Nhưng có vài lần tụi con trai tới làm quen, nàng nhìn khắp một lượt từ trên xuống áo sơ-mi quần tây và dép lào, liếc xéo một cái sắc lẻm và bước đi, mặt lạnh tanh…” - M. Duy học cùng khoa, vừa cười vừa kể. “Thỉnh thoảng tụi tớ bàn luận vấn đề gì đó, nói đã đời thấy Nga không ý kiến gì, một lúc mới thấy từ từ…vén tóc dài và rút tai phone nghe nhạc ra, kêu nói lại đi. Thật không chịu nổi!” - T. Hoa kể.


Và cả những trường hợp dành cho những thành viên ít thấy mặt. Đây là những bạn trải qua mười hai năm học tập và một kỳ thi đại học căng thẳng, bước chân vào giảng đường rồi, họ tự cho phép mình xả hơi. H. Anh (ĐH TN) bỏ bê học hành, thay giờ học bằng những buổi la cà cà phê, bi-a, đôi khi chỉ vì…chán muốn ở nhà ngủ! Hậu quả không chỉ là những dấu stick điểm danh trống, là kiến thức hổng rất nhiều, thi lại học lại như cơm bữa mà các kế hoạch trường lớp hay thông báo mới của khoa H. Anh cũng không biết. Với những điều đó, liệu H.Anh có đủ sức, đủ lực để bước ra đời không?


Những trường hợp nêu trên cần sự giúp sức, hòa đồng của cả lớp lẫn những nghiêm khắc, kỷ luật của thành phần ban cán sự để đưa những cá nhân trên bước vào tập thể. Nhưng cái chính vẫn là từ bản thân bạn. Cho nên, hãy mở rộng lòng mình để đón nhận những người bạn mới, vì "trái tim vốn có nhiều ngăn hơn mình tưởng" mà, phải không?
Đặng Thị Hạnh Dung

--->Hãy nói yêu
NHƯNG: Đừng có "ngu" mà nói yêu mãi mãi!!
Trả lời


Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 2 Khách