14-06-2010, 12:22 PM
Sinh viên cá độ mùa World Cup
“Cá độ coi mới thích, mới hồi hộp, đau tim chứ còn ngồi không coi chán lắm”- Quốc Khánh, SV ĐH Bách Khoa, Q.10 (TP HCM), một tay cá độ bóng đá “bán chuyên" bộc bạch.
Vạch kế hoạch...cá độ
Mùa World Cup cũng là mùa thi, nhưng Khánh và các bạn của mình cũng đã chuẩn bị những kế hoạch “cá” rất chi tiết và bài bản.
Khác với các tay cá độ chuyên nghiệp chỉ bắt những trận nóng như bán kết, chung kết hay những trận có đội mạnh tham dự, cá độ SV lại trải đều tất cả các trận, các giải đấu. Như lời chia sẻ của Khánh: “SV thì cứ thấy có trận là cá, từ vòng loại đến vòng trong, từ giải nhỏ đến giải lớn như Ngoại hạng, Cup C1, Euro.. đến các giải mở rộng”.
Điển hình như trận mở màn World Cup 2010 giữa Nam Phi và Mexico tối 1/6 cũng đã có nhiều SV cá độ. Tuy nhiên, theo Khánh, đây chỉ mới là trận vòng loại nên số tiền cá độ chỉ dao động từ 100.000-300.000 đồng. Nếu những trận lớn thì mức kèo từ 1 triệu đến trên 10 triệu đồng và tùy vào từng đội tham gia.
Đình Chung, SV khoa Kinh tế cho biết thêm, trận khai mạc ít người xem nên ít ai cá lớn vì chưa phải là đội mạnh.
Hầu hết giới SV mê cá độ đều đã dự tính sẵn những mức kèo cho những trận “nóng”. Quốc Khánh là “fan ruột” của Brazil cũng đã chuẩn bị sẵn 3 “chai” (3 triệu đồng) cho trận Brazil gặp CHND Triều Tiên vào rạng sáng 16/6.
Sinh viên kiêm “chủ kèo”
Tương tự như những tổ chức cá độ lớn của những ông trùm có “máu mặt”, cá độ trong SV cũng có một hệ thống từ “cò” trung gian đến những tay chủ cái bên ngoài. Có những tay trực tiếp ghi kèo, kiêm nhận tiền và trả tiền đều là SV.
Quang Phúc, SV Đại học KHXH&NV TP.HCM cũng là một tay cá độ thường xuyên. “Mỗi lần muốn cá thì lên mạng coi trước rồi gọi cho thằng bạn đặt kèo. Nó là SV học cùng trường, có ông anh trai làm chủ bên ngoài. Nó kiêm vai trò “cò” trung gian cho những ai muốn đặt kèo. Thích thì cứ gọi điện cho nó, có kết quả rồi thanh toán sau”- Phúc tiết lộ.
Hồng Quang, SV ĐH Bách Khoa chỉ mới tham gia cá độ thời gian gần đây “nhờ” đi theo thằng bạn làm “cò”. “Nó bày cho chơi, tiền bạc cũng nhờ nó thanh toán giúp. Từ lúc chơi đến giờ toàn cá theo tỉ số. Tôi toàn đặt tỉ số 3-2 cho mỗi trận vì đọc báo thấy tỉ số này dường như trải dài qua các trận. Nếu thắng thì cũng rất đậm nên cứ chơi hoài như thế cũng có lúc trúng. Chơi cá độ mà cứ sợ với lo lắng là dễ thua lắm, phải liều và chịu mất”- Quang nói.
Ghi kèo với “cò SV” có nhiều cái lợi, có thể đặt bao nhiêu tùy thích từ 20.000 đồng đến 10 triệu đồng. Theo Khánh, đặt kèo qua bạn thì thoải mái hơn vì mình có thể đặt ít hay nhiều tùy thích. “Còn ra quán thì bị chèn ép với lại mình không quen nên cũng ngại”.
Một số SV lại chọn các chủ quán cà phê làm chủ kèo. Tại làng Đại học Thủ Đức có rất nhiều quán cà phê tổ chức cá độ mỗi khi có trận hay giải lớn như quán S.R, Ph.V. T&T…Gần ĐH Bách Khoa (Q.10), tụ điểm cá độ thường là những quán cà phê ở đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Bắc Hải.
Thắng ít thua nhiều… vẫn cứ chơi
Quốc Khánh nói giọng sành sỏi: “Chơi cá độ ít khi thắng lắm, toàn thua hoài nhưng máu nên vẫn cứ chơi. Chơi cái này thích thì chơi chẳng ai ép mình cả nhưng mình chơi là phải chịu.Thua là phải chung tiền thôi, ít ai trốn lắm”.
Một quán cà phê tại Làng ĐH Thủ Đức, nơi sinh viên thường tụ tập cá độ.
Đối với SV lỡ dính vào “bác thằng bần”, thua độ phải trả giá tai hại. Quang Phúc nhớ lại đợt đầu Euro năm 2008, Phúc cùng với thằng bạn thắng đậm trên 10 chai (10 triệu đồng). Máu quá nên từ đó, Phúc toàn chơi kèo lớn nhưng cuối cùng thua sạch, không còn một xu dính túi. “Mấy thằng đói cả tháng, phải ăn mì tôm, uống nước lã”- Phúc chua chát.
Khi tham gia trò chơi “may rủi” này, không ít sinh viên đã đi cắm xe máy, laptop, điện thoại, nhẫn ,dây chuyền, giấy tờ xe….
Tại làng Đại học Thủ Đức hầu như mùa giải nào cũng có những vụ ẩu đả , hay trả thù do SV “xù” tiền bị chủ sai người đến tìm.
Theo lời kể của Hồng Đức, ai chơi cá độ đều phải một lần cầm đồ. Có đứa gọi điện về nhà lừa gia đình xin tiền học Anh văn, học thêm , sửa xe… Có đứa thì tiêu “cháy” tiền học phí vì máu cá độ.
Ngoài việc đi cắm đồ tại các tiệm cầm đồ thì SV còn cầm trực tiếp cho người ghi kèo (cũng là SV). Điều này được Đức giải thích: Có nhiều quán cầm đồ cho cầm từ vài tháng đến 1 năm những cũng có nhiều quán mở theo thời vụ nếu không lấy đồ sau hai tuần thì bán luôn. “Chọn mặt gửi vàng”, “SV cầm đồ cho SV” là lựa chọn mà theo Khánh là an toàn.
Mùa World Cup 2010 cũng là mùa thi học kỳ, thi tốt nghiệp của SV. Ở những quán cà phê chuyên cá độ bóng đá, đèn vẫn sáng suốt đêm, trong đó có không ít khách là SV kiêm tay cá độ.
“Cá độ coi mới thích, mới hồi hộp, đau tim chứ còn ngồi không coi chán lắm”- Quốc Khánh, SV ĐH Bách Khoa, Q.10 (TP HCM), một tay cá độ bóng đá “bán chuyên" bộc bạch.
Vạch kế hoạch...cá độ
Mùa World Cup cũng là mùa thi, nhưng Khánh và các bạn của mình cũng đã chuẩn bị những kế hoạch “cá” rất chi tiết và bài bản.
Khác với các tay cá độ chuyên nghiệp chỉ bắt những trận nóng như bán kết, chung kết hay những trận có đội mạnh tham dự, cá độ SV lại trải đều tất cả các trận, các giải đấu. Như lời chia sẻ của Khánh: “SV thì cứ thấy có trận là cá, từ vòng loại đến vòng trong, từ giải nhỏ đến giải lớn như Ngoại hạng, Cup C1, Euro.. đến các giải mở rộng”.
Điển hình như trận mở màn World Cup 2010 giữa Nam Phi và Mexico tối 1/6 cũng đã có nhiều SV cá độ. Tuy nhiên, theo Khánh, đây chỉ mới là trận vòng loại nên số tiền cá độ chỉ dao động từ 100.000-300.000 đồng. Nếu những trận lớn thì mức kèo từ 1 triệu đến trên 10 triệu đồng và tùy vào từng đội tham gia.
Đình Chung, SV khoa Kinh tế cho biết thêm, trận khai mạc ít người xem nên ít ai cá lớn vì chưa phải là đội mạnh.
Hầu hết giới SV mê cá độ đều đã dự tính sẵn những mức kèo cho những trận “nóng”. Quốc Khánh là “fan ruột” của Brazil cũng đã chuẩn bị sẵn 3 “chai” (3 triệu đồng) cho trận Brazil gặp CHND Triều Tiên vào rạng sáng 16/6.
Sinh viên kiêm “chủ kèo”
Tương tự như những tổ chức cá độ lớn của những ông trùm có “máu mặt”, cá độ trong SV cũng có một hệ thống từ “cò” trung gian đến những tay chủ cái bên ngoài. Có những tay trực tiếp ghi kèo, kiêm nhận tiền và trả tiền đều là SV.
Quang Phúc, SV Đại học KHXH&NV TP.HCM cũng là một tay cá độ thường xuyên. “Mỗi lần muốn cá thì lên mạng coi trước rồi gọi cho thằng bạn đặt kèo. Nó là SV học cùng trường, có ông anh trai làm chủ bên ngoài. Nó kiêm vai trò “cò” trung gian cho những ai muốn đặt kèo. Thích thì cứ gọi điện cho nó, có kết quả rồi thanh toán sau”- Phúc tiết lộ.
Hồng Quang, SV ĐH Bách Khoa chỉ mới tham gia cá độ thời gian gần đây “nhờ” đi theo thằng bạn làm “cò”. “Nó bày cho chơi, tiền bạc cũng nhờ nó thanh toán giúp. Từ lúc chơi đến giờ toàn cá theo tỉ số. Tôi toàn đặt tỉ số 3-2 cho mỗi trận vì đọc báo thấy tỉ số này dường như trải dài qua các trận. Nếu thắng thì cũng rất đậm nên cứ chơi hoài như thế cũng có lúc trúng. Chơi cá độ mà cứ sợ với lo lắng là dễ thua lắm, phải liều và chịu mất”- Quang nói.
Ghi kèo với “cò SV” có nhiều cái lợi, có thể đặt bao nhiêu tùy thích từ 20.000 đồng đến 10 triệu đồng. Theo Khánh, đặt kèo qua bạn thì thoải mái hơn vì mình có thể đặt ít hay nhiều tùy thích. “Còn ra quán thì bị chèn ép với lại mình không quen nên cũng ngại”.
Một số SV lại chọn các chủ quán cà phê làm chủ kèo. Tại làng Đại học Thủ Đức có rất nhiều quán cà phê tổ chức cá độ mỗi khi có trận hay giải lớn như quán S.R, Ph.V. T&T…Gần ĐH Bách Khoa (Q.10), tụ điểm cá độ thường là những quán cà phê ở đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Bắc Hải.
Thắng ít thua nhiều… vẫn cứ chơi
Quốc Khánh nói giọng sành sỏi: “Chơi cá độ ít khi thắng lắm, toàn thua hoài nhưng máu nên vẫn cứ chơi. Chơi cái này thích thì chơi chẳng ai ép mình cả nhưng mình chơi là phải chịu.Thua là phải chung tiền thôi, ít ai trốn lắm”.
Một quán cà phê tại Làng ĐH Thủ Đức, nơi sinh viên thường tụ tập cá độ.
Đối với SV lỡ dính vào “bác thằng bần”, thua độ phải trả giá tai hại. Quang Phúc nhớ lại đợt đầu Euro năm 2008, Phúc cùng với thằng bạn thắng đậm trên 10 chai (10 triệu đồng). Máu quá nên từ đó, Phúc toàn chơi kèo lớn nhưng cuối cùng thua sạch, không còn một xu dính túi. “Mấy thằng đói cả tháng, phải ăn mì tôm, uống nước lã”- Phúc chua chát.
Khi tham gia trò chơi “may rủi” này, không ít sinh viên đã đi cắm xe máy, laptop, điện thoại, nhẫn ,dây chuyền, giấy tờ xe….
Tại làng Đại học Thủ Đức hầu như mùa giải nào cũng có những vụ ẩu đả , hay trả thù do SV “xù” tiền bị chủ sai người đến tìm.
Theo lời kể của Hồng Đức, ai chơi cá độ đều phải một lần cầm đồ. Có đứa gọi điện về nhà lừa gia đình xin tiền học Anh văn, học thêm , sửa xe… Có đứa thì tiêu “cháy” tiền học phí vì máu cá độ.
Ngoài việc đi cắm đồ tại các tiệm cầm đồ thì SV còn cầm trực tiếp cho người ghi kèo (cũng là SV). Điều này được Đức giải thích: Có nhiều quán cầm đồ cho cầm từ vài tháng đến 1 năm những cũng có nhiều quán mở theo thời vụ nếu không lấy đồ sau hai tuần thì bán luôn. “Chọn mặt gửi vàng”, “SV cầm đồ cho SV” là lựa chọn mà theo Khánh là an toàn.
Mùa World Cup 2010 cũng là mùa thi học kỳ, thi tốt nghiệp của SV. Ở những quán cà phê chuyên cá độ bóng đá, đèn vẫn sáng suốt đêm, trong đó có không ít khách là SV kiêm tay cá độ.
chẳng có gí khiến tôi bất lực cho bằng nhụt chí
chẳng có gì khiến tôi học dốt cho bằng lười biếng
chẳng có gì khiến tôi mền lòng cho bằng ... có gái đẹp đứng trước mặt
:y171::y171::y171: