Đánh giá chủ đề:
  • 0 Vote(s) - Trung bình 0
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Kỹ năng làm thủ lĩnh ( Leader)
#1

Thủ lĩnh là một “chức danh” được suy tôn, chứ không phải do bầu bán mà thành. Thủ trưởng cơ quan, lớp trưởng, bí thư Đoàn có thể trở thành thủ lĩnh trong nhóm, nhưng cũng có thể họ chỉ là những người có DANH, còn thủ lĩnh thực sự lại là một anh “lính quèn”, nhưng có năng lực. Để thành thủ lĩnh, phải có kỹ năng…

* Phải là hòn nam châm
Để trở thành thủ lĩnh của bất cứ nhóm người nào, cũng phải học cách trở thành nam châm, có sức hút mọi người xung quanh mình. Vai trò nam châm phải thể hiện trong mọi hoàn cảnh, sao cho mọi người hiểu rằng, thông qua người thủ lĩnh, họ có thể hợp tác với nhóm một cách bền vững, lâu dài và đôi bên cùng có lợi. Mỗi thành viên đều tin vào năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức của thủ lĩnh.
Vai trò “đèn pha” cũng rất quan trọng mà một thủ lĩnh cần có. Người thủ lĩnh phải có đủ khả năng hướng dẫn, dẫn dắt như một kim chỉ nam về chuyên môn, các mối quan hệ, giao tiếp nghề nghiệp… Với vai trò này, người thủ lĩnh phải giỏi về chuyên môn, luôn làm chủ được các vấn đề, kiến thức liên quan tới các nghiên cứu trong nhóm.

* Hãy trở thành “ông anh cả”
Làm anh cả không dễ, nhưng dù trẻ tuổi hơn những người khác, thủ lĩnh phải được suy tôn là anh cả. Khi cần, người thủ lĩnh sẵn sàng chăm lo tới những chi tiết dù nhỏ nhất trong công việc hằng ngày, cũng như trong một số mặt sinh hoạt của thành viên.
Là anh cả phải biết bảo vệ đàn em. Mỗi thành viên trong nhóm luôn yên tâm tin rằng, mình luôn có được sự bảo vệ, che chở của thủ lĩnh nếu như mình thực hiện đúng các ý tưởng, kế hoạch đã được thông qua. Nói cách khác, người thủ lĩnh luôn sẵn sàng nhận các trách nhiệm cá nhân thay cho thành viên, chứ không phải khi có ăn thì thủ lĩnh xuất hiện, khi có khó khăn thì đùn đẩy cho anh em.

* Làm hết sức, vui hết mình
Thủ lĩnh cần thổi vào mỗi thành viên tinh thần hăng say học hỏi, mong muốn làm việc và cống hiến. Khi ở cạnh, hay khi nghĩ về thủ lĩnh, mỗi thành viên đều cảm thấy khát vọng sống, khát vọng học tập và khát vọng làm việc.
Thủ lĩnh không chỉ giỏi làm mà cần giỏi chơi nữa. Ngay trong các hoạt động tưởng chừng như khô khan, căng thẳng như các hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, người thủ lĩnh cần biết cách tạo ra không khí tươi vui lành mạnh, như vậy hiệu quả làm việc sẽ tăng, đồng thời không gây sự nhàm chán. Tất nhiên phải rất chú trọng kích thích sự sáng tạo của mỗi thành viên. Nói chung người thủ lĩnh phải biết cách tạo ra chất sống và sức sống cho một nhóm.

* Thủ lĩnh là “trung gian hoà giải”
Trong một tập thể đông người rất dễ xảy ra các va chạm, do vậy người thủ lĩnh phải là tâm điểm xây dựng, bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất. Kị nhất là tư tưởng bè phái, lôi kéo người này, tẩy chay người khác.
Hoà giải không có nghĩa là “hoà cả làng” hay vuốt ve người này, an ủi người kia. Hoà giải là cầu nối, là tạo điều kiện để hai kẻ đối nghịch chấp nhận vui vẻ, nắm tay nhau … đi tiếp.

Trở thành lãnh đạo, hay lên “sếp” phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng để trở thành thủ lĩnh một nhóm người, bạn chỉ cần tự rèn luyện và có đủ kỹ năng, mọi người sẽ tự tung hô bạn. Nào, bắt đầu nhé!
Trả lời
#2

co ai đủ năng lực để làm thủ lĩnh ko vậy ?:07:
Trả lời


Chủ đề liên quan...
Chủ đề / Tác giả Trả lời Xem Bài viết cuối

Đi tới chuyên mục:


Thành viên đang xem chủ đề: 2 Khách