SINHVIENHOAHOC.NET | DIỄN DÀN SVHH - CNTP
Đề cương Lịch sử Đảng - Tham khảo - Phiên bản có thể in

+- SINHVIENHOAHOC.NET | DIỄN DÀN SVHH - CNTP (https://dd.sinhvienhoahoc.net)
+-- Diễn đàn: ..:: Khu Vực Chia Sẽ Tài Liệu_Ebook ::.. (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-6.html)
+--- Diễn đàn: Nơi Chia Sẽ Tài Liệu Các Khoa Khác (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-45.html)
+---- Diễn đàn: Lý Luận Chính Trị (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-92.html)
+---- Chủ đề: Đề cương Lịch sử Đảng - Tham khảo (/thread-296.html)



Đề cương Lịch sử Đảng - Tham khảo - 08HH - 18-10-2009

Đề cương Lịch sử Đảng - Tham khảo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG

1. Phân tích hệ thống quan điểm về con đường cách mạng giải phóng của NAQ (1920 -1930)
2. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích nội dung của bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) của Thường vụ Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.
3. Trình bày hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau Cách Mạng Tháng 8/1945. và phân tích nội dung cơ bản của bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) của Ban thường vụ Trung ương Đảng.
4. Trình bày tình hình nước ta sau khi hòa bình lặp lại (1954) và phân tích đường lối Cách Mạng Việt Nam do Đại Hội III (9/1960) của Đảng đề ra.
5. Trình bày ý nghĩa lịch sử và phân tích bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
6. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và phân tích nội dung cơ bản đường lối đổi mới do Đại Hội IV (12/1986) của Đảng đề ra.
7. Phân tích những đặc trưng và phương hướng cơ bản của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ do Đại Hội IIV (6/1990) của Đảng đề ra.
8. Phân tích bài học kinh nghiệm, nắm vững mục tiêu độc lập và CNXH trong tiến trình Cách mạng Việt Nam.

ĐỀ CƯƠNG
Câu 1:
- Xác định con đường giải phóng dân tộc là con đường CMVS, gắn độc lập dân tộc với CNXH. Đây là con đương phù hợp với thời đại mới: quá độ từ CNTB -> CNXH, mở đầu là CMT10 Nga (1917), phù hợp với quy luật phát triển:
- Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ của CM gpdt ở VN là : đánh đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
=> Đây là sự lựa chọn qua tổng kết thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta những năm đầu thế kỉ 20. => Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân : Độc lập dân tộc, có cơm ăn, áo mặc, có đời sống ấm no. Trong thực tiễn, con đường đó là hoàn toàn đúng đắn, đưa CM nước ta đi lên CNXH
- Xây dựng lực lượng CM gpdt: toàn dân, trong đó công nông là lực lượng chính, do giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mac – Lenin và kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta, Lênin “CM là sự nghiệp của quần chúng”.
+ Sự tổng kết sâu sắc kinh nghiệm CMTG và quá trình đấu tranh giải phóng trên thế giới.
+ Chỉ rõ Công nông là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Xây dựng con đường giành chính quyền là : “Cách mạng bạo động”. Bạo lực là bạo lực của quần chúng được tổ chức, giác ngộ, giáo dục. Đây là tư tưởng xuyên suốt đem sức ra giải phóng dân tộc.
+ Xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là ở một nước thuộc địa nửa phong kiến: “Không bao giờ giai cấp thống trị tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình cho GCVS”.
+ Tổng kết quá trình đấu tranh của nước ta những năm đâu thế kỉ:
VD: Cụ Phan bội châu: “Bạo động là tắc tử” => cải lương.
Cụ Phan châu Trinh: “Bạo động đi vào ám sát” => ko đi vào giác ngộ quần chúng.
- Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với CMTG.
+ Bắt nguồn từ bản chất của cách mạng vô sản: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại.
+ Tổng kết quá trình tìm hiểu con đường cứu nước : “trên đời này chỉ có 2 giống người: người áp bức và người bị áp bức….”
- Cách mạng việt Nam muốn thành công phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo:
+ Đảng có vai trò lãnh đạo, tổ chức, đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
+ Đảng tập trung lực lượng……

Câu 2:
(Hoàn cảnh lịch sử)
Cuối năm 1944 đầu năm 1945, bọn phát xít liên tiếp thất bại trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn kết thúc. Quân đội Liên Xô tiến về phía BécLin. Nhiều nước Trung và Đông Âu được giải phóng . Tháng 8/1945 Pari được giải phóng, tướng Đờ Gôn lên cầm quyền. Đêm 8/8/1945 phát xít Đức đầu hàng Đhông điều kiện.
Ở châu Á Nhật liên tiếp thất bại trên liên tiếp. Ở Đông Dương, quân Pháp đang ráo riết hoạt động, chờ thời cơ quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương sẽ nổi dậy tiến công quân Nhật. Trong tình hình ấy Đảng ta đã nhận định rằng: “ Mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật ngày càng sâu sắc, nhất định xung đột sẽ xảy ra”.
Đúng như nhận định của Đảng, biết rõ những âm mưu của thực dân Pháp nên quân Nhật đã quyết định hành động trước. Vào 20h 20 phút ngày 9/3/1945, quân đội Nhật nổ súng đồng loạt, thực dân Pháp chống cự yếu ớt ở vài nơi rồi nhanh chóng đầu hàng.
Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương nổ ra giữa lúc Ban thường vụ Trung ương Đảng đang họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Trong điều kiện đó, Hội Nghị làm việc khẩn trương, nhận định về cuộc đảo chính và khả năng diễn biến của tình hình. Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
(Nội dung)
Bản chỉ thị đã nhận định rằng cuộc đảo chính đã gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện Tổng khời nghĩa chưa chín muồi. Đối tượng cách mạng đã có sự thay đổi, giờ đây kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
Bản chỉ thị cũng đã chỉ rõ, với tình hình mới, khẩu hiệu : “Đánh đuổi Pháp Nhật” không còn phù hợp nữa. Thay vào đó sẽ là : “ Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Bản chỉ thị cũng phát động phong trào kháng Nhật cứu nước rộng rãi dưới nhiều hình thức : bất hợp tác, bãi công, bãi thị, phá phách , biểu tình, thị uy, vũ trang du kích …. Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
Và quan trọng hơn cả, chỉ thị đã dự kiến được thời điểm tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Khi quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương, phát xít Nhật sẽ đưa quân ra ngăn cản, lợi dụng những sơ hở, từ phía sau ta sẽ tiến hành tổng khởi nghĩa.
- Nếu cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền về tay nhân dân, hoặc Nhật mất nước như Pháp năm 1940, quân Nhật ở Đông Dương sẽ trở nên hoang mang, rối loạn, lợi dụng thời cơ đó để ta tiến lên khởi nghĩa.
Vậy bản chỉ thị có một ý nghĩa hết sức to lớn:
- Là sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời, kiên quyết của Đảng. Bản chỉ thị là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân hành động, thúc đẩy thời cơ khởi nghĩa mau chín muồi
- Chỉ thị đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của cách địa phương, góp phần vào thắng lợi của CMT8/1945.


..........................

còn nữa các bạn down o đây nhé:http://www.mediafire.com/?xgmkvnyzjw0