SINHVIENHOAHOC.NET | DIỄN DÀN SVHH - CNTP
Quá trình Cracking nhiệt (P.4): Cốc hóa và giảm nhớt - Phiên bản có thể in

+- SINHVIENHOAHOC.NET | DIỄN DÀN SVHH - CNTP (https://dd.sinhvienhoahoc.net)
+-- Diễn đàn: ..:: Các Ngành Công Nghệ Hóa Học ::.. (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-4.html)
+--- Diễn đàn: Công Nghệ Hóa Học (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-21.html)
+---- Diễn đàn: Công Nghệ Hóa Dầu & Khí (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-38.html)
+---- Chủ đề: Quá trình Cracking nhiệt (P.4): Cốc hóa và giảm nhớt (/thread-1656.html)



Quá trình Cracking nhiệt (P.4): Cốc hóa và giảm nhớt - SHEIKH ĐHT - 04-06-2010

Trong các quá trình bẽ gãy mạch carbon bằng nhiệt độ để tạo các sản phẩm nhẹ hơn, thì người ta đặc biệt chú ý đến quá trình cốc hóa và giảm nhớt (Coking and visbreaking).

5. Quá trình Cốc hóa

5.1 Quá trình Delayed Coking

[Image: hthai.pham.2008.28.1%20(24)_2.jpg]


Trong quá trình Delayed Coking, phản ứng Cracking diễn ra với thời gian rất ngắn trong thiết bị gia nhiệt đến thiết bị cốc hóa. Cốc được hình thành trong thiết cốc hóa và khi lượng cốc đạt đến mức yêu cầu thì dòng nguyên liệu sẽ được chuyển sang là thứ hai. Trong khí đó cốc sẽ được tháo ra khỏi lò cốc thứ nhất và cứ thế hai lò cốc hóa sẽ hoạt động liện tục thay phiên nhau.













[Image: hthai.pham.2008.28.1%20(26).jpg]


Sơ đồ công nghệ Delayed Coking

Lò cốc hóa hoạt động ở áp suất từ 25 – 30 psi và nhiệt độ từ 480 – 500oC. Lượng hơi hình thành trong thiết bị cốc hóa được dẫn sang thiết bị phân tách và phân chia thành các sản phầm như khí, naphta, kerozen và gasoil. Sản phẩm của quá trình Delayed Coking rất khác nhau tùy thuộc vào nhập liệu ban đầu.

Nhập liệu và sản phẩm của quá trình delayed coking được trình bày trong bảng sau:
[Image: hthai.pham.2008.28.1%20(28).jpg]

5.2 Quá trình Fluid-Coking và Flexi-Coking
Trong quá trình Fuid Coking, một phần cốc sinh ra được sử dụng là chất gia nhiệt cho quá trình. Phản ứng Cracking xảy ra bên trong thiết bị gia nhiệt và bình phản ứng. Một phần cốc được hình thành trong thiết bị gia nhiệt, với nhiệt độ cao nó được tuần hoàn lại bình phản ứng và cung cấp nhiệt cho phản ứng cracking. Quá trình phản ứng diễn ra ở khoảng nhiệt độ 520oC và sản phẩm cốc được hình thành ngay lập tức. Sản phẩm cốc tạo thành đáp ứng được các yêu cầu của thị trường về cốc dầu mỏ, tuy nhiên hàm lượng lưu huỳnh và kim loại cao.
[Image: hthai.pham.2008.28.1%20(30)_1.jpg]
[Image: hthai.pham.2008.28.1%20(32).jpg]

[Image: hthai.pham.2008.28.1%20(34).jpg]

5.3 Quá trình Vis-Breaking
Quá trình Vis-Breaking là quá trình cracking các phân tử mạch dài thành các phân tử mạch ngắn hơn nhằm làm giảm nhớt và điểm đông đặc của sản phẩm. Trong quá trình này, nguyên liệu là dầu nhiên liệu có độ nhớt và điểm đông đặt cao vì thế nó không thể vận chuyển và gây khó khăn cho quá trình sử dụng. Quá trình Vis-Breaking thường bẻ rảy các phân tử ở giữa mạch và xảy ra ở khoảng 450oC trong khoảng thời gian rất ngắn. Các phân tử parafin mạch dài sẽ bị bả rảy thành các phân tử có mạch ngắn hơn, phản ứng dealkyl sẽ giúp bẻ rảy các mạch nhánh của các phân tử hydrocacbon thơm.