SINHVIENHOAHOC.NET | DIỄN DÀN SVHH - CNTP
Quá trình hydrocracking - Phiên bản có thể in

+- SINHVIENHOAHOC.NET | DIỄN DÀN SVHH - CNTP (https://dd.sinhvienhoahoc.net)
+-- Diễn đàn: ..:: Các Ngành Công Nghệ Hóa Học ::.. (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-4.html)
+--- Diễn đàn: Công Nghệ Hóa Học (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-21.html)
+---- Diễn đàn: Quá Trình & Thiết Bị Trong CNHH (https://dd.sinhvienhoahoc.net/forum-42.html)
+---- Chủ đề: Quá trình hydrocracking (/thread-1642.html)



Quá trình hydrocracking - SHEIKH ĐHT - 04-06-2010

Quá trình hydrocracking - Các công nghệ tiêu biểu


[Image: image004.jpg]
Severe Two stage Hydrocracking



Có hai sơ đồ công nghệ dạng này. Trong sơ đồ thứ nhất, sau phản ứng bậc thứ nhất tiến hành làm lạnh và tách sản phẩm phản ứng và tách hydrosulfur, amoniac và các khí hydrocarbon nhẹ ra khỏi sản phẩm. Trong sơ đồ thứ hai, sản phẩm của phản ứng bậc thứ nhất cùng với hydrosulfur, amoniac được đưa trực tiếp vào phản ứng bậc thứ hai, vì hydrosulfur và amoniac không phải là chất đầu độc một số xúc tác cho phản ứng trong bậc thứ hai.


Sơ đồ công nghệ Hydrocracking hai cấp linh hoạt

Quá trình với lớp xúc tác tĩnh tiến hành ở điều kiện sau: Áp suất, MPa 5 ÷ 20

Nhiệt độ, oC 250 ÷ 450

Tốc độ nạp nguyên liệu, giờ-1 0,5 ÷ 2,0

Bi số tuần hoàn khí chứa hydro, m3/m3 400 ÷ 1.000

Trong thực tế trong các hệ thống với xúc tác lớp tĩnh có thể thực hiện hoàn nguyên oxy hóa xúc tác trực tiếp trong lò phản ứng. Hoàn nguyên oxy hóa xúc tác hydrocracking tiến hành ở áp suất 36 MPa trong dòng khí trơ tuần hoàn có thêm không khí. Lượng không khí thêm vào khí trơ được tính toán sao cho khi đốt cốc trên xúc tác nhiệt độ không tăng quá 530 ÷ 550oC.
Phương pháp hoàn nguyên oxy hóa như vậy đòi hỏi phải thêm vào các thiết bị
chính của sơ đồ máy nén không khí áp suất cao, các bình chứa đệm áp suất cao và ống dẫn để nạp khí trơ và không khí.





Sơ đồ hydrocracking hai bậc không tiến hành làm sạch sản phẩm của giai đoạn I.

1- Lò nung; 2- lò phản ứng bậc thứ nhất; 3- lò phản ứng bậc thứ hai; 4- tháp tách áp suất cao; 5- tháp tách áp suất thấp; 6- tháp debutan; 7- tháp chưng cất.

I – Nguyên liệu; II- hydro; III- khí; IV- khí hydrocarbon; V- xăng nhẹ; VI-

xăng nặng; VII- distilat trung bình; VIII- cặn tuần hoàn.


Để chế biến cặn chân không và nguyên liệu có nhiệt độ sôi rộng (thí dụ, 170 ÷ 550oC) đã thiết kế các quá trình với xúc tác tầng sôi (quá trình H-oil, HC..). Mục đích chính của quá trình này là thu được phận đoạn distilat trung bình.